IATF 16949 không chỉ là một tiêu chuẩn quốc tế, mà còn là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp trong ngành ô tô nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe về hệ thống chất lượng, từ thiết kế, phát triển, sản xuất đến lắp đặt và dịch vụ. Đây là tiêu chuẩn toàn cầu, được tích hợp bởi châu Âu và Hoa Kỳ, giúp các doanh nghiệp duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình.

Nếu bạn đã nắm trong tay cuốn Tiêu chuẩn IATFQuy tắc trong đánh giá chứng nhận (Rule 6th) nhưng vẫn gặp những khó khăn trong việc áp dụng chúng, đừng lo lắng. Là tổ chức đầu tiên được phê duyệt cho đánh giá IATF , DQS đã tổng hợp các câu hỏi thường gặp để giúp bạn hiểu rõ và chính xác hơn trong quá trình vận hành và đối ứng với bên thứ 2 và thứ 3 bên dưới: 

1. Nhân viên thực hiện đánh giá quá trình sản xuất phải tham gia đào tạo về các công cụ cốt lõi của ô tô.

-> SAI

7.2.3 Năng lực của đánh giá viên nội bộ

Ngoài ra, đánh giá viên quá trình sản xuất phải chứng minh được hiểu biết kỹ thuật về các quá trình sản xuất có liên quan cần được đánh giá, bao gồm phân tích rủi ro quá trình (như PFMEA) và kế hoạch kiểm soát.

DIỄN GIẢI ĐƯỢC PHÊ CHUẨN

Tối thiểu, đánh giá viên quá trình sản xuất phải chứng minh được hiểu biết kỹ thuật về quá trình sản xuất có liên quan cần được đánh giá, bao gồm phân tích rủi ro quá trình (như PFMEA) và kế hoạch kiểm soát.

Phải chứng minh được khác với đào tạo

2. Nhân viên thực hiện đánh giá sản phẩm phải hiểu cách tiếp cận theo quá trình ngành ô tô và tư duy dựa trên rủi ro.

-> SAI

Điều 7.2.3 Năng lực của đánh giá viên nội bộ

Đánh giá viên sản phẩm phải chứng minh năng lực trong việc hiểu các yêu cầu của sản phẩm và sử dụng thiết bị đo lường và thử nghiệm có liên quan để xác minh tính phù hợp của sản phẩm.

DIỄN GIẢI ĐƯỢC PHÊ CHUẨN

ÍT NHẤT, đánh giá viên sản phẩm phải chứng minh năng lực trong việc hiểu các yêu cầu của sản phẩm và sử dụng thiết bị đo lường và thử nghiệm có liên quan để xác minh tính phù hợp của sản phẩm.

3. Các hiệu chuẩn được thực hiện bên ngoài không phải lúc nào cũng phải được thực hiện bởi một phòng thí nghiệm được công nhận theo ISO/IEC17025.

-> ĐÚNG

DIỄN GIẢI ĐƯỢC PHÊ CHUẨN

7.1.5.3.2. Phòng thí nghiệm bên ngoài

Các cơ sở phòng thí nghiệm bên ngoài/thương mại/độc lập được tổ chức sử dụng để kiểm tra, thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn phải có phạm vi phòng thí nghiệm được xác định bao gồm khả năng thực hiện kiểm tra, thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn bắt buộc và:

phòng thí nghiệm phải được công nhận theo ISO/IEC 17025 hoặc tương đương quốc gia (ví dụ: CNAS-CL01 tại Trung Quốc) bởi một cơ quan công nhận (Bên ký kết) của ILAC MRA (Thỏa thuận công nhận lẫn nhau của Diễn đàn công nhận phòng thí nghiệm quốc tế – www.ilac.org) và bao gồm dịch vụ kiểm tra, thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn có liên quan trong phạm vi công nhận (giấy chứng nhận); giấy chứng nhận hiệu chuẩn hoặc báo cáo thử nghiệm phải bao gồm dấu của một cơ quan công nhận quốc gia; hoặc

khi sử dụng phòng thí nghiệm không được công nhận, ví dụ nhưng không giới hạn ở: thiết bị chuyên dụng hoặc tích hợp, các thông số không có tham chiếu tiêu chuẩn có thể truy xuất quốc tế hoặc nhà sản xuất thiết bị gốc), tổ chức có trách nhiệm đảm bảo có bằng chứng cho thấy phòng thí nghiệm đã được đánh giá và đáp ứng các yêu cầu của Mục 7.1.5.3.1 của IATF 16949.

4. Các nghiên cứu Gauge R&R phải được thực hiện cho từng loại thiết bị đo được chỉ định trong kế hoạch kiểm soát

-> SAI

7.1.5.1.1 Phân tích hệ thống đo lường

Các nghiên cứu thống kê phải được tiến hành để phân tích sự thay đổi có trong kết quả của từng loại hệ thống thiết bị kiểm tra, đo lường và thử nghiệm được xác định trong kế hoạch kiểm soát. Các phương pháp phân tích và tiêu chí chấp nhận được sử dụng phải phù hợp với các phương pháp trong sổ tay tham khảo về phân tích hệ thống đo lường. Các phương pháp phân tích và tiêu chí chấp nhận khác có thể được sử dụng nếu được khách hàng chấp thuận.

Các nghiên cứu thống kê Gauge R&R, Độ tuyến tính, Độ ổn định, Độ lệch, các yêu cầu khác.

Thực hiện theo Yêu cầu cụ thể của Khách hàng.

5. Các rủi ro của việc làm lại phải được đánh giá bằng cách sử dụng phương pháp luận PFMEA trước khi thực hiện bất kỳ việc làm lại nào.

->  SAI

8.7.1.4 Kiểm soát các sản phẩm được làm lại

Tổ chức phải sử dụng phương pháp luận phân tích rủi ro (như FMEA) để đánh giá rủi ro trong quá trình làm lại trước khi quyết định làm lại sản phẩm.

Two experienced automotive engineers discuss the car design looking at the sketches on the board. Ma
Loading...

Các câu hỏi thường gặp trong tiêu chuẩn IATF 16949:2016

6. Khi quá trình sản xuất không ổn định, phải luôn thực hiện kiểm tra 100%

-> SAI

9.1.1.1 Giám sát và đo lường quy trình sản xuất

Tổ chức phải bắt đầu một kế hoạch ứng phó được nêu trong kế hoạch kiểm soát và đánh giá tác động đến việc tuân thủ các thông số kỹ thuật đối với các đặc điểm không có khả năng thống kê hoặc không ổn định. Các kế hoạch ứng phó này phải bao gồm việc ngăn chặn sản phẩm và kiểm tra 100% nếu thích hợp. Tổ chức phải xây dựng và triển khai kế hoạch hành động khắc phục, trong đó nêu rõ các hành động, thời gian và trách nhiệm được giao cụ thể để đảm bảo rằng quá trình này trở nên ổn định và có khả năng thống kê. Các kế hoạch phải được khách hàng xem xét và phê duyệt khi yêu cầu.

7. Yêu cầu 10.2.4 liên quan đến các thiết bị ngăn ngừa lỗi và phát hiện lỗi.

-> SAI

3.1 Thuật ngữ và định nghĩa trong ngành ô tô

Chống sai lỗi

thiết kế và phát triển sản phẩm và quá trình sản xuất để ngăn ngừa việc sản xuất các sản phẩm không phù hợp.

Trong bối cảnh này, chống sai lỗi ~ ngăn ngừa lỗi.

8. Việc rework (làm lại) phải luôn được khách hàng chấp thuận trước khi giao hàng.

-> SAI

8.7.1.4 Kiểm soát sản phẩm làm lại

Nếu khách hàng yêu cầu, tổ chức phải được khách hàng chấp thuận trước khi bắt đầu làm lại sản phẩm.

9. Một tổ chức phải sử dụng các biện pháp kiểm soát lưu trữ theo nguyên tắc nhập trước xuất trước (FIFO).

-> SAI

8.5.4.1 Bảo quản – bổ sung

Tổ chức phải sử dụng hệ thống quản lý hàng tồn kho để tối ưu hóa vòng quay hàng tồn kho theo thời gian và đảm bảo luân chuyển hàng tồn kho, chẳng hạn như “nhập trước xuất trước” (FIFO).

Đôi khi chúng ta nên sử dụng FEFO, First Expired First Out, cho sản phẩm có ngày hết hạn.

10. Do vấn đề về sổ tay kế hoạch kiểm soát AIAG, mọi tổ chức phải có kế hoạch kiểm soát ra mắt sản phẩm an toàn.

-> SAI

8.5.1.1 Kế hoạch kiểm soát

Tổ chức phải có kế hoạch kiểm soát trước khi ra mắt sản phẩm và sản xuất, trong đó thể hiện mối liên kết và kết hợp thông tin từ phân tích rủi ro thiết kế (nếu khách hàng cung cấp), sơ đồ dòng chảy quá trình và kết quả phân tích rủi ro quá trình sản xuất (như FMEA).

Thực hiện theo yêu cầu cụ thể của khách hàng.

Dịch vụ hỗ trợ của DQS

Tận dụng kiến thức của các chuyên gia của chúng tôi và nhận thông tin chi tiết về các quy định an ninh mạng mới dành cho ô tô cũng như tác động của chúng đối với công ty của bạn. Với hơn 35 năm kinh nghiệm và bí quyết của 2.500 đánh giá viên trên toàn thế giới, chúng tôi là đối tác chứng nhận có thẩm quyền của bạn và cung cấp câu trả lời cho tất cả các câu hỏi liên quan đến ngành công nghiệp oto

questions-answers-dqs-question mark on wooden dice on table
Loading...

Chúng tôi rất sẵn lòng trả lời câu hỏi của bạn

Các yêu cầu để chứng nhận IATF 16949 hoặc chứng nhận TISAX®ISO 27001ISO 27701 ? Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được thông tin hữu ích

Tác giả
Thu Trang

Hỗ trợ các hoạt động truyền thông và dịch vụ khách hàng tại DQS Việt Nam

Loading...

Các bài báo và sự kiện có liên quan

Có thể bạn cũng quan tâm tới điều này
Blog
Automotive Design Engineers Talking while Working on Electric Car Chassis Prototype. In Innovation L
Loading...

Bộ luật IATF 16949 mới - Rules 6th - Cập nhật năm 2024

Blog
Automotive Design Engineers Talking while Working on Electric Car Chassis Prototype. In Innovation L
Loading...

Những thay đổi chính đối với IATF 16949 Rules 6th áp dụng từ 1/1/2025

Blog
AI in the Automotive Industry, Robot handing person car keys
Loading...

Đón đầu kỷ nguyên AI ngành ô tô: Cách Tisax có thể hỗ trợ bạn ?